Tìm hiểu những giống chuối được trồng nhiều ở Việt Nam và lưu ý khi lựa chọn dây chống đổ

Tìm hiểu những giống chuối được trồng nhiều ở Việt Nam và lưu ý khi lựa chọn dây chống đổ

Ở nước ta, chuối là giống cây vừa dễ trồng và vừa mang lại giá trị thương phẩm cao. Tuy nhiên, để đạt được năng suất tối ưu thì lựa chọn vùng canh tác phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của từng giống chuối cũng như cách chăm sóc đúng cách để cây phát triển tốt, tránh đổ ngã là vô cùng quan trọng.

Dưới đây là một số giống chuối phổ biến trên thị trường hiện nay cùng đặc điểm sinh trưởng và các vùng canh tác phù hợp. Hãy cùng SIAM Brothers Việt Nam tìm hiểu ngay nhé!

 

 

Đặc điểm sinh trưởng của một số giống chuối phổ biến hiện nay

Chuối tiêu (Chuối già)

Đặc điểm nhận dạng: Cây chuối tiêu có thân thẳng và cao từ 5 - 6m. Lá cây chuối tiêu có kích thước lớn và dài, tán lá xòe rộng. Mỗi buồng chuối tiêu có khoảng 7 nải.

Quả chuối tiêu có hình dáng thon dài, cong nhẹ. Quả chuối tiêu có màu xanh và vàng dần khi chín. Vỏ chuối tiêu tương đối mỏng dễ bóc, ruột vàng nhạt, hơi dẻo và có vị ngọt thơm.

 

Đặc điểm sinh trưởng: Cây chuối tiêu ưa khí hậu nhiệt đới ẩm. Để cây phát triển tốt nhất, đất trồng chuối cần phải tơi xốp, thoát nước tốt và phải giàu chất dinh dưỡng. Nếu được chăm sóc tốt, chuối tiêu sẽ co thể thu hoạch sau 8 tháng.

Giá trị thương phẩm: Chuối tiêu là giống chuối có giá trị thương phẩm cao. Với vị thơm ngon dễ ăn, chuối tiêu được ưa chuộng ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Vùng trồng phổ biến: Hiện nay, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là những trồng phổ biến giống chuối này.

 

Chuối sứ (Chuối xiêm)

Đặc điểm nhận dạng: Chuối sứ là giống chuối có nguồn gốc từ Thái Lan. Cây chuối sứ có thân cao khoảng 3 - 5 mét. Lá chuối sứ to và dày.

Quả chuối sứ ngắn, thân quả chuối sứ to tròn và nhỏ dần về phía hai đầu. Vỏ chuối sứ dày, có gờ chạy dọc thâm, ruột mềm. Khi chín có màu vàng nhạt hoặc hơi xanh, vị ngọt thanh, hơi chát nhẹ.

 

Đặc điểm sinh trưởng: Cây chuối sứ chịu hạn tốt nên có thể trồng được ở những vùng khí hậu nắng nóng, chịu hạn tốt. Chuối sứ cũng thích nghi tốt với nhiều loại đất, ít bị sâu bệnh. Thời gian phát triển bình thường của cây chuối sứ khoảng 9 - 12 tháng.

Giá trị thương phẩm: Đây là loại chuối có đầu ra ổn định, được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường nội địa và chế biến thành nhiều món ăn.

Vùng trồng phổ biến: Nhờ khả năng chịu nắng nóng tốt nên chuối sứ phù hợp trồng ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ và khu vực miền Đông Nam Bộ.

 

Chuối Laba

Đặc điểm nhận dạng: Chuối Laba còn có tên gọi khác là chuối tiến vau. Thân cây chuối Laba có có độ cao trung bình. Các buồng chuối to, cuống chuối cũng có kích thước to, ngắn và các quả có cuống gần nhau. Ở phần núm hoa sẽ nở to (tù đầu).

Quả chuối Laba có hương thơm đặc trưng dễ nhận dạng. Quả chuối Laba có kích thước lớn và dài, thân hơi cong nhẹ. Khi chín chuối có màu vàng đậm. Vỏ chuối dày bao bọc phần thịt dẻo, ngọt thanh bên trong.

 

Đặc điểm sinh trưởng: Chuối Laba đặc biệt thích hợp với những vùng có điều kiện khí hậu mát mẻ, đất giàu chất dinh dưỡng. Trong môi trường sinh trưởng tốt, cây sẽ cho năng suất cao. Thời gian từ lúc trồng đến khi thu hoạch chuối Laba khoảng 10 - 12 tháng. Chính vụ rơi vào tháng 5 đến tháng 11.

Giá trị thương phẩm: Chuối Laba có giá trị kinh tế cao, được ưa chuộng tại các thị trường xuất khẩu khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Vùng trồng phổ biến: Dựa trên đặc tính sinh trưởng, chuối Laba được trồng tập trung ở Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Lạc Dương, Lâm Đồng.

 

Chuối tây (Chuối cau)

Đặc điểm nhận dạng: Chuối tây là loại chuối có thân thấp cao khoảng 3 mét. Tán lá gọn, mỗi buồng có khoảng 8 nải.

Quả chuối tây mập mạp, tròn đầy, vỏ dày, khi chín có màu vàng cam, thịt rắn, ruột vàng. Chuối tây ăn có vị ngọt sắc, hơi chua nhẹ.

 

Đặc điểm sinh trưởng: Cây chuối tây có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ trồng, chịu hạn tốt. Để đạt sản lượng tối ưu, nên trồng cây chuối tây ở vùng đất pha cát hoặc đất phù sa. Sau khi trồng từ 7 - 9 tháng thì có thể thu hoạch.

Giá trị thương phẩm: Chuối cau tuy không được ưa chuộng tại thị trường quốc tế nhưng lại có giá trị thương mại nội địa cao. Loại chuối này cũng rất được ưa chuộng trong các dịp lễ tết.

Vùng trồng phổ biến: Chuối cau thường được trồng phổ biến tại các tỉnh Miền Bắc và các tỉnh miền Trung.

 

Chuối hột (Chuối chát)

Đặc điểm nhận dạng: Chuối hột là loại chuối bản địa của Đông Nam Á. Cây chuối có thân to, thẳng, cao khoảng 3 - 4 mét. Cây có phiến lá dài, lá lớn. Hoa chuối có màu đỏ thẫm mọc trên đỉnh. Mỗi buồng thường cho khoảng 10 nải.

Quả chuối hạt có kích thước to, nhiều hạt to và cứng, ít thịt. Khi chín vỏ chuối hột dày màu xanh. Vị chuối hơi chát khi ăn tươi nhưng dùng để ngâm rượu hoặc làm thuốc rất tốt.

 

Đặc điểm sinh trưởng: Chuối hột là loại cây dễ trồng, chịu hạn tốt, ít bị sâu bệnh. Cây có thể trồng ở vùng đất hoang sơ, đất sỏi đá. Thời gian thu hoạch của chuối hạt khoảng 12 tháng.

Giá trị thương phẩm: Vì có nhiều hạt nên chuối hột thường không dùng để ăn mà dùng để làm thuốc, ngâm rượu...

Vùng trồng phổ biến: Chuối hột đặc biệt phát triển tốt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.

 

Vì sao trồng cây chuối đều phải chống đổ ngã?

Tất cả các giống chuối đều mang đặc điểm thân giả. Đặc điểm này khiến cây dễ đổ ngã khi gặp mưa to, gió lớn. Do đó khi trồng cây chuối, bà con nông dân thường dùng thêm các biện pháp giúp tăng độ chắc chắn cho cây chuối để giảm thiệt hại và đảm bảo sản lượng thu hoạch.

Với sự phát triển của nông nghiệp hiện đại, hiện nay tại nhiều vườn chuối đã ứng dụng thành công các loại dây cột chống đổ ngã để giúp cây vững vàng, không bị ngã khi gặp thời tiết bất lợi.

 

Giải pháp chống đổ ngã đơn giản giúp đạt năng suất cao

Việc sử dụng dây cột chuối để chống đổ ngã không chỉ giúp cây chuối sinh trưởng tốt hơn mà còn giúp bà con giảm thiểu rủi ro thiệt hại do gió bão, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế. Khi sử dụng dây cột, bà con cần lưu ý:

  • Chọn loại dây bền chắc, chịu lực tốt: Dây cột phải có độ đàn hồi nhất định để tránh làm tổn thương thân chuối.
  • Cột dây đúng kỹ thuật: Nên buộc dây vào phần thân chính, cố định với cọc hoặc các cây xung quanh để tạo điểm tựa vững chắc.
  • Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra dây buộc để đảm bảo không bị lỏng hoặc quá chặt gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Với gần 30 năm kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh dây thừng, SIAM Brothers Việt Nam tự hào mang đến dòng dây cột chuối công nghệ cao SIAM Eco Farm.

 

Dây cột chuối SIAM Eco Farm có khả năng chịu lực cao, chống chịu thời tiết tốt, không thấm nước, không thấm các hóa chất nên độ bền rất cao. Đặc biệt khi sử dụng dây cột chuối SIAM Eco Farm bà con chỉ tốn khoảng 300 đồng cho một gốc cây, giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí.

 

Lựa chọn giống chuối phù hợp kết hợp với kỹ thuật chăm sóc đúng cách sẽ giúp bà con đạt năng suất cao, mang lại thu nhập ổn định. Đặc biệt, việc áp dụng dây cột chuối SIAM Eco Farm để chống đổ ngã là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cây chuối, giúp cây khỏe mạnh, tránh gãy đổ và nâng cao chất lượng thu hoạch.

Bà con hãy áp dụng ngay những kinh nghiệm này để vườn chuối luôn xanh tốt, đạt năng suất cao nhé!

 

Bà con cần tư vấn thêm thông tin về các sản phẩm của SIAM Brothers Việt Nam vui lòng liên hệ:

 

Tải ngay ứng dụng SBVN ID để kiểm tra thông tin sản phẩm chính hãng, tích điểm và theo dõi chương trình khuyến mãi từ SIAM Brothers Việt Nam một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

 


⚠️ Bà con lưu ý, hiện nay trên thị trường xuất hiện các loại dây làm giả; kém chất lượng; dễ bị đứt; không chịu lực; dễ bị ăn mòn & nhanh mục và không đạt tiêu chuẩn an toàn khi sử dụng.

Bà con hãy mua hàng ở các kênh phân phối chính hãng của SIAM Brothers Việt Nam hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo hotline 0962 649 978 để được hỗ trợ tốt nhất.